Bạn đang nhập khẩu thực phẩm, kinh doanh thực phẩm nhập khẩu, nhưng bạn không biết các Phương thức kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm, hồ sơ đăng ký kiểm tra và các quy định liên quan. Hãy yên tâm, Công ty Tư vấn Y tế An Phát là nơi tập hợp đội ngũ chuyên gia chuyên ngành trong lĩnhvực y tế, an toàn thực phẩm, chúng tôi sẽ giúp bạn nắm được các quy định của pháp luật, tự tin trong kinh doanh và đưa sản phẩm ra ngoài thị trường một cách thuận lợi, minh bạch, được đông đảo người tiêu dùng đón nhận.
1. Kiểm tra thực phẩm nhập khẩu là gì?
Kiểm tra thực phẩm nhập khẩu là việc doanh nghiệp làm thủ tục kiểm tra chất lượng của thực phẩm nhập khẩu đạt tiêu chuẩn để đủ điều kiện thông quan. Tiêu chuẩn này có thể là quy chuẩn kỹ thuật đã có, hoặc là phù hợp quy định an toàn thực phẩm.
Nói cách khác, kiểm tra thực phẩm nhập khẩu là việc doanh nghiệp kiểm tra chất lượng thực phẩm nhập khẩu đối với cơ quan hữu quan và người tiêu dùng rằng sản phẩm thực phẩm mà công ty đang nhập khẩu đã đạt chát lượng theo tiêu chuẩn của Việt Nam.
2. Phương thức kiểm tra:
Theo quy định tại Điều 16 Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm, việc kiểm tra về an toàn thực phẩm nhập khẩu được thực hiện theo một trong các phương thức sau đây:
– Phương thức kiểm tra giảm, theo đó kiểm tra hồ sơ tối đa 5% trên tổng số lô hàng nhập khẩu trong vòng 01 năm do cơ quan hải quan lựa chọn ngẫu nhiên.
- Phương thức kiểm tra thông thường, theo đó chỉ kiểm tra hồ sơ của lô hàng nhập khẩu.
- Phương thức kiểm tra chặt, theo đó kiểm tra hồ sơ kết hợp lấy mẫu kiểm nghiệm.
3. Áp dụng phương thức kiểm tra:
Theo quy định tại Điều 17 Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm, áp dụng phương thức kiểm tra được thực hiện như sau:
a, Kiểm tra giảm áp dụng đối với lô hàng, mặt hàng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Đã được xác nhận đạt yêu cầu về an toàn thực phẩm bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước đã ký kết Điều ước quốc tế thừa nhận lẫn nhau trong hoạt động kiểm tra an toàn thực phẩm mà Việt Nam là thành viên; có kết quả kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu đối với lô hàng, mặt hàng phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam;
- Đã có 03 (ba) làn liên tiếp trong vòng 12 tháng đạt yêu cầu nhập khẩu theo phương thức kiểm tra thông thường;
- Được sản xuất trong các cơ sở áp dụng một trong các hệ thống quản lý chất lượng GMP, HACCP, ISO 22000, IFS, BRC, FSSC 22000 hoặc tương đương.
b, Kiểm tra thông thường áp dụng đối với tất cả mặt hàng của lô hàng nhập khẩu, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này.
c, Kiểm tra chặt áp dụng đối với lô hàng, mặt hàng nhập khẩu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Lô hàng, mặt hàng không đạt yêu cầu nhập khẩu tại lần kiểm tra trước đó;
- Lô hàng, mặt hàng không đạt yêu cầu trong các lần thanh tra, kiểm tra (nếu có);
- Có cảnh báo của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc của cơ quan có thẩm quyền tại nước ngoài hoặc của nhà sản xuất.
d, Chuyển từ phương thức kiểm tra chặt sang phương thức kiểm tra thông thường trong các trường hợp sau đây:
- Đối với trường hợp quy định tại điểm a, b khoản 3 Điều này, nếu sau khi áp dụng phương thức kiểm tra chặt 03 (ba) lần liên tiếp mà kết quả đạt yêu cầu nhập khẩu;
- Đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 3 Điều này, khi có văn bản thông báo ngừng kiểm tra chặt của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Bộ Công Thương của Việt Nam.
4. Hồ sơ đăng ký kiểm tra:
Theo quy định tại Điều 18 Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm, Hồ sơ đăng ký kiểm tra được quy định như sau:
a, Hồ sơ đăng ký kiểm tra theo phương thức kiểm tra giảm bao gồm:
- Bản tự công bố sản phẩm;
- 03 (ba) Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu liên tiếp theo phương thức kiểm tra thông thường hoặc bản sao chứng thực hoặc bản chính hợp pháp hóa lãnh sự một trong các Giấy chứng nhận GMP, HACCP, ISO 22000, IFS, BRC, FSSC 22000 hoặc tương đương còn hiệu lực tại thời điểm nộp;
- Trong trường hợp sản phẩm có nguồn gốc thủy sản và động vật trên cạn, trừ các sản phẩm đã qua chế biến, bao gói sẵn, thì phải có giấy chứng nhận đáp ứng các quy định về an toàn thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp (bản chính).
b, Hồ sơ đăng ký kiểm tra theo phương thức kiểm tra thông thường và phương thức kiểm tra chặt bao gồm:
- Giấy đăng ký kiểm tra thực phẩm nhập khẩu theo quy định tại Mẫu số 04 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
- Bản tự công bố sản phẩm;
- 03 (ba) Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu liên tiếp theo phương thức kiểm tra chặt đối với các lô hàng, mặt hàng được chuyển đổi phương thức từ kiểm tra chặt sang kiểm tra thông thường (bản chính);
- Bản sao Danh mục hàng hóa (Packing list);
- Trong trường hợp sản phẩm quy định tại Điều 14 Nghị định này thì phải có giấy chứng nhận đáp ứng các quy định về an toàn thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp (bản chính), trừ trường hợp thủy sản do tàu cá nước ngoài thực hiện đánh bắt, chế biến trên biến bán trực tiếp cho Việt Nam
5. Trình tự kiểm tra thực phẩm nhập khẩu
Theo quy định tại Điều 19 Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm, Trình tự kiểm tra thực phẩm nhập khẩu được quy định như sau:
a, Trình tự kiểm tra đối với trường hợp kiểm tra giảm:
- Khi làm thủ tục hải quan, chủ hàng có trách nhiệm nộp hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định này;
- Cơ quan hải có trách nhiệm chọn ngẫu nhiên tối đa 5% trên tổng số lô hàng nhập khẩu thuộc diện kiểm tra giảm trong vòng 01 (một) năm để kiểm tra hồ sơ theo quy định.
Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan hải quan có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và thông quan hàng hóa. Trường hợp yêu cầu bổ sung hồ sơ thì phải nêu rõ lý do và căn cứ pháp lý của việc yêu cầu.
b, Trình tự kiểm tra đối với trường hợp kiểm tra thông thường:
- Trước hoặc khi hàng về đến cửa khẩu, chủ hàng nộp hồ sơ đăng ký kiểm tra theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định này đến cơ quan kiểm tra nhà nước hoặc Cổng thông tin một cửa quốc gia phân hệ Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương (nếu đã áp dụng);
- Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan kiểm tra nhà nước có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và ra thông báo thực phẩm đạt hoặc không đạt yêu cầu nhập khẩu theo Mẫu số 05 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp yêu cầu bổ sung hồ sơ thì phải nêu rõ lý do và căn cứ pháp lý của việc yêu cầu;
- Chủ hàng có trách nhiệm nộp Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu cho cơ quan hải quan để thông quan hàng hóa.
c, Trình tự, thủ tục kiểm tra đối với trường hợp kiểm tra chặt:
- Thực hiện quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
- Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan kiểm tra nhà nước có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, tiến hành lấy mẫu, kiểm nghiệm các chỉ tiêu an toàn thực phẩm theo yêu cầu và ra thông báo thực phẩm đạt hoặc không đạt yêu cầu nhập khẩu theo Mẫu số 05 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp yêu cầu bổ sung hồ sơ thì phải nêu rõ lý do và căn cứ pháp lý của việc yêu cầu;
- Chủ hàng có trách nhiệm nộp Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu cho cơ quan hải quan để thông quan hàng hóa.
d, Trường hợp ra Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm không đạt yêu cầu nhập khẩu theo quy định tại điểm b khoản 2, điểm b khoản 3 Điều này, cơ quan kiểm tra nhà nước quyết định các biện pháp xử lý theo các hình thức quy định tại khoản 3 Điều 55 Luật an toàn thực phẩm và báo cáo kết quả xử lý thực phẩm không đạt yêu cầu nhập khẩu với Bộ quản lý chuyên ngành.
Bạn đang gặp khó khăn, vướng mắc trong việc công bố, quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe? Hồ sơ công bố đến 5, 6 tháng có khi đến cả năm mà vẫn chưa ra được số công bố, làm lỡ các kế hoạch, dự định kinh doanh của bạn! Hãy yên tâm, Công ty Tư vấn Y tế An Phát là nơi tập hợp của các chuyên gia có kinh nghiệm trên 15 năm làm việc tại cơ quan quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm (Cục ATTP), chúng tôi tin tưởng có thể giúp bạn trong việc xử lý hồ sơ công bố một cách nhanh chóng, hiệu quả, giúp cho việc kinh doanh của bạn được thuận lợi. ngoài ra với kinh nghiệm thực tế trong quá trình công tác, chúng tôi sẽ TƯ VẤN FREE cho bạn tất cả những vướng mắc về các quy định của pháp luật mà các bạn có thể gặp phải trong quá trình lưu hành sản phẩm thực phẩm của bạn ra ngoài thị trường.
Hãy gọi cho chúng tôi theo số hotline 091.545.3443 nhắn tin qua chat zalo hoặc viết Email. Chúng tôi sẽ phản hồi sớm nhất.
Rất cám ơn bạn đã quan tâm, hy vọng sẽ được đồng hành cùng bạn trong tương lai! An tâm dịch vụ – Kiến phát Tương lai!